Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Tư vấn thiết kế nhà 4 tầng 70m2

Tôi muốn xây một căn nhà 4 tầng trên mảnh đất diện tích 70m2 (7x 10m). Xin tư vấn thiết kế giúp tôi xây nhà hợp lý.

Yêu cầu:

Tôi muốn xây nhà 4 tầng với các yêu cầu gồm một garage, khu vực để vừa 4 xe máy, bếp ăn, nhà vệ sinh. Tầng hai gồm một phòng khách rộng, phòng sinh hoạt chung, một phòng ngủ, khu vệ sinh. Tầng 3 gồm hai phòng ngủ có nhà vệ sinh riêng cho mỗi phòng. Tầng 4 có không gian thờ cúng, phòng giặt và sân phơi.

Trả lời:

Với diện tích mảnh đất và những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi đưa ra phương án thiết kế sơ bộ như sau:
tầng 1, do tuyến đường trước cửa chỉ có 3m nên chúng tôi chọn giải pháp thiết kế lùi vào 1 m trong diện tích khu đất để thuận tiện cho việc để xe trong garage. Giải pháp này sẽ không ảnh hưởng đến diện tích khu đất của bạn. Khu vực bếp và phòng ăn được ưu tiên bên phía mặt thoáng của ngôi nhà, có kết hợp tiểu cảnh để tạo được sự hài hòa, với những mảng âm tường được sắp đặt một cách khéo léo.

Tầng 2 phòng khách và phòng sinh hoạt chung kết hợp là một xu hướng mới, giúp tạo nên sự linh hoạt về không gian cũng như mục đích sử dụng của gia đình. Phòng ngủ lớn được bố trí những không gian phụ như góc làm việc, không gian đọc sách, bàn phấn… có thể được ngăn cách bằng rèm hay đồ nội thất trang trí mang tính ước lệ. Phòng ngủ được tiếp cận trực tiếp với mặt thoáng của ngôi nhà nên tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho gia chủ.

Tầng 3 bao gồm 2 phòng ngủ với phòng vệ sinh riêng biệt cho mỗi phòng và đều tiếp xúc trực tiếp với mặt thoáng của khu đất. Diện tích mỗi phòng thoải mái cho những tiện nghi cơ bản. Với sự hợp lý về thông gió và chiếu sáng tự nhiên thì đây không chỉ đơn thuần là không gian phòng ngủ mà còn là một góc thư giãn khá lý tưởng.

Tầng 4 bao gồm không gian thờ cúng, khoảng sân rộng và tiểu cảnh ngoài trời giúp tạo nên những không gian xanh, mát cho ngôi nhà.

Thiết kế nhà phố trên đất 7x15m

Gia chủ sinh năm 1979, yêu cầu thiết kế trên mảnh đất 7x15m trong khu đất phân lô (mặt tiền 7m nhìn ra rải phân cách đường trồng hoa rộng 15m) hướng Đông Bắc, phía sau đất trống.

Yêu cầu muốn xây ngôi nhà với phong cách hiện đại, bao gồm:

Diện tích sàn tầng 1: 84m2 (theo quy hoạch chỉ được phép xây dựng 7x12m)
  • 01 gara ô tô;
  • 01 phòng khách;
  • 01 phòng vệ sinh;
  • 01 bếp;
  • 02 phòng ngủ. (diện tích vừa phải)
Diện tích sàn tầng 2 (hạn chế để giảm chi phí):
  • 01 phòng thờ;
  • 01 phòng ngủ;
  • 01 phòng làm việc; sân thượng sau

Trả lời:


Lô đất hướng Đông Bắc, gia chủ sinh năm 1979 hợp các hướng Nam, Bắc, Đông Nam, Đông. Xét trên lô đất hướng Đông Bắc vậy nên trong thiết kế đảm bảo các hướng giường, hướng bếp.,hướng thờ theo các hướng trên.
Yêu cầu thiết kế đưa ra chủ yếu sinh hoạt ở tầng 1 bao gồm gara, phòng khách bếp, vệ sinh và 2 phòng ngủ. Phương án đưa ra để linh hoạt thì không gian khách và bếp ăn liên thông, ngăn cách bằng bar rượu trang trí. Hướng bếp về hướng Đông Nam. Hai phòng ngủ thiết kế ở diện tích vừa phải và phù hợp phong thủy (đầu giường các phòng về hướng Đông Nam).
Tầng 2 thiết kế phòng ngủ và phòng làm việc ra phía ngoài để phối cảnh cân đối hơn khi lên 2 tầng, ngoài ra vẫn thiết kế ban công (lô gia) ở mỗi phòng. Sân thượng phía sau lấy toàn bộ không gian của 2 phòng ngủ tầng 1. Bàn thờ được thiết kế ở vị trí sảnh thang rộng, hướng Đông Nam hợp với gia chủ.

Phòng khách phong cách tối giản

Nét duyên của phòng khách mang phong cách tối giản là sự thông thoáng và gọn gàng trong cách sắp xếp.
Những phòng khách được thiết kế theo phong cách tối giản luôn đem đến vẻ đẹp hiện đại, tinh tế, mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái cho người sử dụng. Có thể thấy các phòng khách này không có những chi tiết trang trí rườm rà mà được chú trọng vào sự hài hòa tổng thể và tính tiện dụng.
phong-khach-mang-phong-cach-toi-gian-1 Phòng khách phong cách tối giản
Đặc điểm của loại phòng khách này là có thiết kế rất đơn giản, ít màu sắc, ít đồ vật trang trí, công năng của căn phòng cũng được hạn chế tối đa.
Với phong cách này, tông màu sáng được xem là đối tượng hàng đầu mà các nhà nội thất hay sử dụng. Công dụng tạo ảo giác về không gian, tông màu sáng thể hiện được sang trọng và thanh lịch của căn phòng, ngoài ra còn bộc lộ được tính cách của chủ nhà.
phong-khach-mang-phong-cach-toi-gian-2 Phòng khách phong cách tối giản
Để không gian không đơn điệu, bạn có thể pha trộn vào đó điểm nhấn màu sắc đậm hơn nhằm tạo nét nổi bật.
Thiết kế phòng cách theo phong cách này, nhiều gia chủ tận dụng không gian áp tường để biến thành một “tủ trưng bày” vừa mang tính chất trang trí  nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái về không gian. Bạn có thể có một nơi đặt tivi, những cuốn sách yêu thích, bình rượu lâu năm…. hay một chiếc sofa kiểu dáng đơn giản…
phong-khach-mang-phong-cach-toi-gian-3 Phòng khách phong cách tối giản
Một số ý tưởng khác như tận dụng sự đối lập của hai màu cơ bản là màu đen và trắng thấp thoáng ẩn hiện ở khắp nơi.

Biệt thự theo phong cách Nhật ở Sài Gòn

Căn biệt thự này có diện tích khoảng 300m2, sự lựa chọn của họ với căn nhà này khá bất ngờ trước kiến trúc, phong cách xây dựng nguyên thuỷ, kiểu Nhật Bản, kiểu dáng đẹp, đơn giản, mang nét thiền, đầy ánh sáng và bố trí chặt chẽ.
Biệt thự đẹp theo phong cách Nhật - Archi
Ở phía trước của ngôi biệt thự, tương tự như ta nhìn bên ngoài từ một cabin trên núi, là chất liệu gỗ tự nhiên pha trộn với đường nét phong cách Nhật Bản.
Biệt thự đẹp theo phong cách Nhật - ArchiPhòng ngủ của khách, một cửa sổ nhô ra ngoài, thư viện và nệm nằm đọc,
vật dụng bố trí tối thiểu để có không gian tối đa.
Biệt thự đẹp theo phong cách Nhật - ArchiPhòng ăn, ngăn cách bởi một cửa chớp trang trí trên các bức tường gạch đỏ.
Người chồng là một nhà địa chất, bị cuốn hút bởi các nền văn hoá khiến ông phát hiện thêm về tinh thần của con người và nghệ thuật nói chung. Ông thích chụp ảnh các khuôn mặt của những người ông gặp. Thể thao là một cách để bắt kịp tốc độ công việc của ông. Còn người vợ sẵn sàng dành thời gian rảnh rỗi để phục vụ cho các tổ chức nhân đạo, xã hội, cô cũng đam mê âm nhạc, đó cũng là công việc đầu tiên của cô, và lòng nhân ái đã chuyển đổi thành một liệu pháp thư giãn. Thị hiếu của họ là đa dạng và khác nhau, chủ yếu là thiên về tự nhiên, tính đơn giản, với các chất liệu chính (gỗ, đá…). Về trang trí, ngôi biệt thự của họ không tốn nhiều chi phí cho sự lựa chọn, bởi vì phong cách của ngôi nhà không yêu cầu phải quá tải, và thiên về sự đơn giản.
Biệt thự đẹp theo phong cách Nhật - Archi
Biệt thự đẹp theo phong cách Nhật - Archi Phòng khách với không khí trung tính, đầy tính thư giãn, đồ đạc bằng chất liệu tự nhiên.
Một khoảnh vườn Nhật Bản, ao nước với hoa loa kèn và cá vàng, lát ván sàn gỗ.
Căn biệt thự này có diện tích khoảng 300m2, sự lựa chọn của họ với căn nhà này khá bất ngờ trước kiến trúc, phong cách xây dựng nguyên thuỷ, kiểu Nhật Bản, kiểu dáng đẹp, đơn giản, mang nét thiền, đầy ánh sáng và bố trí chặt chẽ. Ngôi nhà này được thiết kế theo lối mở, để không khí lưu thông tự do và thông thoáng: đó là bố trí các cửa sổ lớn, cửa sổ trượt. Bên ngoài, ngôi nhà được trang trí với gỗ và đá, bên trong là sàn gỗ, tường gạch tương phản với tường thạch cao trắng, những viên gạch được sử dụng lại từ một căn nhà thời thuộc địa cũ mà rất có thể loại gạch này đến từ vùng Toulouse của Pháp thời đó.
Biệt thự đẹp theo phong cách Nhật - ArchiPhòng studio trên tầng thượng, dùng làm phòng xem phim, thể thao, chơi game
Biệt thự này có hai tầng với một khu vườn phía trước, phòng khách, một sân terrace được bao quanh bởi một hồ nước với cây thuỷ sinh và cá, phía sau là một hồ bơi. Từ nhà bếp, họ có thể đến sân terrace treo trên hồ bơi, nơi rất tốt để thưởng thức bữa ăn trong ngày. Bên trong, các phòng khách, phòng ăn, bếp đều được thiết kế mở, chỉ ngăn cách ở mức độ nhỏ, gia chủ trang trí bằng chất liệu gỗ, đồ nội thất, song mây, liễu gai, tre nứa, gỗ, bức điêu khắc con rồng bằng đồng từ Trung Quốc, tượng chạm khắc từ Indonesia.
Biệt thự đẹp theo phong cách Nhật - Archi
Phòng ăn mở cửa sang phòng khách, trang trí với chất liệu gỗ và mây, mọi đồ vật thiết kế theo một dòng tinh giản, thẳng, đơn giản, dễ thấy. Bếp với chất liệu gỗ tếch, một phong cách hoài cổ, nhìn ra sân hiên rộng rãi cùng những cây cột, với nội thất sân vườn. Phía sau nhà, một khu vườn lớn và hồ bơi có dáng uốn lượn.
Biệt thự đẹp theo phong cách Nhật - Archi
Biệt thự đẹp theo phong cách Nhật - Archi Tất cả các hạng mục trang trí chủ yếu đến từ Pháp và từ các nơi mà họ từng sống. Người vợ kết luận: “Chúng tôi yêu thích được sống với không gian xung quanh ít đồ đạc, không nhất thiết phải mang theo mình cả một chiếc thuyền chất đầy những kỷ niệm! Với thời gian, việc gặp gỡ con người trở nên quan trọng hơn là các món đồ vật”.

Xây biệt thự nhà vườn theo phong thủy

Biệt thự khác với các kiểu nhà ở khác bởi các thuộc tính tự nhiên. Các biệt thự có cảnh quan riêng biệt, không khí thoáng mát khiến cho những người sống trong đó có cảm giác được gần gũi v hơn.
Chính vì vậy khi bạn chọn một biệt thự, bạn cần nắm vững mối quan hệ giữa địa hình và môi trường, sự kết hợp giữa cảnh quan môi trường và kiến trúc biệt thự.Việc chọn địa hình đất là một điều rất quan trọng trong việc xây dựng biệt thự.
Việc trước tiên ta phải xác định tâm và trục của cuộc đất, định vị vị trí ngôi nhà trên trục “long mạch” đó (nên bố trí hơi lùi về phía sau trục long mạch). Tiếp đó, xác định hình tượng xung quanh ngôi nhà cho sự bảo vệ, che chở và thể hiện sự hiểu biết của gia chủ.
Thanh long là phương Đông – bên trái, có tượng là con rồng xanh. Bố trí gò thấp, trải dài lấy tượng con rồng xanh, kết hợp với trồng cây. Người xưa thường dùng làm đường dẫn vào sân nhà.
Bạch Hổ là phương Tây – bên phải, có tượng là con hổ trắng. Bố trí cao hơn và không trải dài. Lấy thế của con hổ ngồi, đối với vùng nông thôn, vị trí này là của đống rơm.
Huyền Vũ là phương Bắc – phía sau, có tượng là con rùa đen. Có thể làm gò cao, tạo lợi thế ôm vào ngôi nhà. Người xưa dùng cây mít, cây chuối nhằm che chở và tránh gió lanh.
Ngoài ra phía trước nhà nên có nước, nếu không có thể đào thêm sẽ rất tốt, điều tiết. Quân bình không khí cho toàn bộ cuộc đất, cũng như cung cấp thêm bầu không khí tươi nhuộm cho người sinh hoạt trong đó.

Phong cách đồng quê hài hòa trong biệt thự vườn

Ưu điểm bởi không gian sống yên ả, bầu không khí trong lành nên biệt thự nhà vườn với phong cách đồng quê đang được nhiều người ưa chuộng.
Một ngôi nhà đẹp là nhờ có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cảnh quan và thiết kế. Khung cảnh đồng quê đã góp phần quan trọng, tạo nên vẻ đẹp cuốn hút của nhà vườn mang phong cách này.
Với không gian là cánh đồng lúa xanh mướt, ngôi nhà đã được bao quanh bởi một màu xanh, nhờ đó, các không gian có thể được tận dụng để ngắm cảnh, chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên, cảm nhận khí hậu trong lành, sự thanh bình của thôn quê rõ nét nhất.
Bể bơi được vay mượn không gian từ cánh đồngBể bơi “vay mượn” không gian từ cánh đồng tạo nên góc view đẹp.
Với phong cách đồng quê, ngôi biệt thự phong của bạn sẽ có cảm giác gần gũi, thôn quê, dễ chịu. Từ hình dáng bên ngoài, chọn vật liệu trong và ngoài nhà, thiết kế nội thất, cho tới cảnh quan bên ngoài đều được chọn lựa theo chủ đề đồng quê.
Với kiểu nhà cổ, hoặc nhà 3 gian 2 trái, cách điệu cho phù hợp với phong cách đồng quê.
Nét phá cách trong biệt thự phong đồng quê là mái hiên. Nơi đây không chỉ thể hiện nét gần gũi của thôn quê, mà còn là biện pháp xử lý khí hậu trước khi dẫn vào nhà.
Vật liệu cho ngoại thất như đá, sỏi, gạch, mái ngói, vật liệu trong nhà là gỗ, tre, mây… làm cho không gian thoáng mát và nhẹ nhàng. Thiết kế kiến trúc không quá cầu kỳ, nhẵn nhụi mà thể hiện được sự thô mộc, gần gũi. Nội thất trong nhà thuần với sinh hoạt của người dân quê.
Nội thất thô mộc, tự nhiên.
Những tiểu cảnh tái hiện lại những hình ảnh ngày xưa như chum nước, ao cá, vv… là yếu tố mang nét đặc trưng của vùng quê. Ao cá có thể kết hợp thả sen, súng, đường dạo và đài phun nước, bao quanh ao là cây cỏ, chòi câu cá. Bạn có thể trồng một số loại cây thân thuộc, có lịch sử lâu đời như cau, mít.
Tái hiện lại những hình ảnh mang đậm nét thôn quê
Tái hiện lại những hình ảnh mang đậm nét thôn quêChum nước tái hiện lại những hình ảnh thôn quê.

Biệt thự vườn hiện đại

Xu hướng chung của những căn biệt thự vườn là nghiêng về tính chất dân giã để có thể cảm nhận hết những dự vị mộc mạc của thôn quê.
Thế nhưng với những người yêu thích cuộc sống tiện nghi, hiện đại thì việc đưa ra một thiết kế nhà vườn đi theo hướng này mà vẫn tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoáng đãng là điều không có gì khó khăn.
Khác với những ngôi biệt thự mang phong cách thôn quê khác, biệt thự vườn hiện đại có gì đó kiêu sa pha chút mộc mạc của cỏ cây hoa lá, không khí trong lành, thoáng đãng của một vùng quê kết hợp với nội thất sang trọng, tiện nghi khiến cuộc sống của con người giống như trên thiên đường.

Ngoài sự khác nhau về cách thể hiện, biệt thự mang nét hiện đại cũng có cách bài trí, bố cục hoàn toàn khác so với biệt thự vườn dân dã. Cụ thể từ những chi tiết đơn giản như màu sắc, chất liệu sử dụng, nội thất, cách trang trí và đường nét kiến trúc. Thông thường với kiểu biệt thự này KTS lựa chọn tông màu trắng ghi ở phòng khách nhằm tôn lên vẻ thạnh lịch cho không gian nội thất. Các gam màu tươi sặc sỡ ít được sự dụng bởi ngôi nhà đã nằm giữa khoảng không xanh ngát, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên, việc sử dụng thêm những gam màu đó khiến ngôi nhà trong giống như một con tắc kè sặc sỡ.

Chất liệu dùng trong nhà cũng là phương tiện thể hiện nét lịch lãm, sang trọng và tiện nghi cho biệt thự. Nét hiện đại pha lẫn tự nhiên, vừa hài hòa, vừa không bị lạc lõng với không gian xung quanh. Ví dụ, sự ấm cúng của sàn gỗ kết hợp với vật liệu inox bỏng bẩy, hiện đại; bộ ghế sofa kết hợp với thảm sàn bằng mây, cói….

Các không gian sử dụng trong nhà không tách biệt nhiều tạo một cảm giác dàn trải. Đặc biệt là phòng khách và bếp ăn được liên thông với nhau, khiến không gian như được mở rộng một cách tối đa. Phòng ngủ thường được coi là không gian riêng tư kín đáo nhưng với kiểu biệt thự vườn thì chúng được thiết kế mởi với không gian bên ngoài, từ căn phòng có thể thông ra sân vườn xung quanh. Việc sử dụng vách kính tạo góc view rộng cũng là ưu điểm của kiến trúc hiện đại so với chất liệu gỗ, gạch hay đá ong.

Biệt thự nhà vườn kiểu Mỹ

New York (Mỹ) sầm uất và vẫn có những khoảng yên bình, thơ mộng với những biệt thự nhà vườn
Điều đặc biệt là những biệt thự này được thiết kế khá đặc biệt so với nhà ở thông thường, không cổng, không tường bao. Tường và cổng đựơc cách điệu bởi những hàng rào xanh, thảm cỏ, nan sắt nhẹ nhàng và khá thấp.
Các công trình biệt thự đều sử dụng gạch trần, chính sự đơn giản đó làm nổi bật lên nét hiện đại và sang trọng. Bên cạnh đó, hệ thống mái kết hợp nhiều kiểu khác nhau và đều sử dụng mái lợp nhẹ.
Kiểu biệt thự nhà vườn không cổng, không tường rào kiên cố như thế này cũng được khá nhiều chủ nhân biệt thự nhà vườn tại Ba Vì, Hòa Bình lựa chọn trong khi thiết kế và thi công. Và song song là dịch vụ an ninh tương đối tốt do chủ đầu tư cung cấp và điều quan trọng nhất là dân bản địa hiền lành, thuần phác, an ninh khu vực tốt.
Phân chia địa giới tượng trưng
Phân chia địa giới tượng trưng
Bao quanh nhà bởi rào xanh và rào sắt nhẹ nhàng và thấp
Bao quanh nhà bởi rào xanh và rào sắt nhẹ nhàng và thấp
Kiểu biệt thự giả biệt thự trên đồi với mái dán, nhiều ô cửa lớn và tường được xây bởi nhiều lớp nhằm làm mát mùa hè và giữ ấm mùa đông. Trong “đồi” thường là tầng hầm để xe hoặc hầm rượu.
Kiểu biệt thự giả biệt thự trên đồi với mái dán, nhiều ô cửa lớn và tường được xây bởi nhiều lớp nhằm làm mát mùa hè và giữ ấm mùa đông. Trong “đồi” thường là tầng hầm để xe hoặc hầm rượu.
Nhà không có cổng, và được phân chia bởi thảm cỏ xanh mướt quanh năm.
Nhà không có cổng, và được phân chia bởi thảm cỏ xanh mướt quanh năm.
Kiểu biệt thự cách điệu từ lò sưởi với cảnh quan khá đơn giản.
Kiểu biệt thự cách điệu từ lò sưởi với cảnh quan khá đơn giản.
Biệt thự không cổng không tường bao.
Biệt thự không cổng không tường bao

Định mức cấp phối (tỉ lệ trộn ) cho vữa xây vữa tô (trát) & bê tông thông dụng

Nhằm tăng cường chất lượng cho công tác xây tô, đổ bê tông, Mr.BADI xin gởi đến quý Chủ đầu tư/Chủ nhà các thông tin về định mức cấp phối (tỷ lệ trộn) cho vữa xây, vữa tô (trát) và bê tông thông dụng trên thị trường.
Việc lựa chọn, đánh giá vật liệu như ximăng, cát, đá, sẽ được giới thiệu ở những bài viết khác. Tuy nhiên, trước khi trộn bê tông cần rửa sạch cát đá (đơn giản là lấy vòi nước tưới lên đống đá, cát cho chảy đi các tạp chất như đất sét, phèn…), trước khi trộn vữa xây tô cần sàng cát để loại bỏ các hạt sỏi, đá, gỗ mục, rễ cây, xác côn trùng…:
- Ximăng thường dùng trên thị trường nhà ở là PCB30 hoặc đôi khi là PCB40 (cần chú ý số liệu này khi trộn bê tông hoặc vữa xây tô), đóng bao 50kg.
- Cát thường dùng 3 loại: cát bê tông hạt to > 2 mm, cát xây hạt vừa từ 1,5 đến 2 mm và cát mịn để tô trát từ 0,7 đến 1,4 mm.
- Đá thường dùng 3 loại: đá mi 0,5x1 cm (đổ sàn giả, chống thấm sàn WC), đá 1x2 cm (đổ bê tông móng, cột, dầm, sàn, cầu thang…) và đá to 4x6 cm (bê tông lót móng, lót hầm phân, hố ga…).
- Nước trộn bê tông, vữa tốt nhất là nước thủy cục hoặc nước giếng bơm dùng sinh hoạt hàng ngày (theo sách vở là nước dùng để uống được).
- Phụ gia bê tông thường dùng là Sika R7 hoặc Siêu Cường Super R7 khi đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang…, có thùng 5l và 20l.
- Phụ gia vữa tô (trát) tường ngoài thường dùng là Sika Lite (hoặc tốt hơn là Sika Latex).
- Định lượng ximăng tính bằng bao 50kg.
- Định lượng cát, đá, nước bằng thùng bê 18l (thùng sơn nước).
- Định lượng phụ gia bằng chai nước suối 0,5l (cắt bỏ miệng chai cho dễ sử dụng).
Công thức trình bày theo dạng tỷ lệ:
Bê tông: XM (bao 50kg) : cát (thùng 18l) : đá (thùng18l) : nước (thùng 18l) : phụ gia (chai 0,5l)
Vữa xây, tô (trát): XM (bao 50kg) : cát (thùng 18l) : nước (thùng 18l) : phụ gia (chai 0,5l)
1. Bê tông XM PCB30 – đá mi 0,5x1:
Mác 200: 1 XM : 3,5 cát : 6,5 đá : 1,5 nước
Mác 250: 1 XM : 2,5 cát : 5,5 đá : 1,25 nước
2. Bê tông XM PCB30 – đá 4x6:
Mác 100: 1 XM : 7 cát : 12,5 đá : 2,25 nước
3. Bê tông XM PCB30 – đá 1x2:
Mác 200: 1 XM : 4 cát : 7 đá : 1,5 nước : 1 phụ gia
Mác 250: 1 XM : 3 cát : 6 đá : 1,25 nước : 1 phụ gia
Mác 300: 1 XM : 2,5 cát : 5 đá : 1 nước : 1 phụ gia
4. Vữa xây PCB30 – cát to > 2:
Mác 75: 1 XM : 10 cát : 2 nước
Mác 100: 1 XM : 8 cát : 2 nước
5. Vữa xây PCB30 – cát vừa từ 1,5 đến 2:
Mác 75: 1 XM : 9,5 cát : 2 nước
Mác 100: 1 XM : 7 cát : 2 nước
6. Vữa tô (trát) PCB30 – cát mịn từ 0,7 đến 1,4:
Mác 75: 1 XM : 8 cát : 1,5 nước : 1 phụ gia
Mác 100: 1 XM : 6 cát : 1,5 nước : 1 phụ gia
7. Bê tông XM PCB40 – đá 1x2:
Mác 200: 1 XM : 5 cát : 9 đá : 2 nước : 1 phụ gia
Mác 250: 1 XM : 4 cát : 7,5 đá : 1,5 nước : 1 phụ gia
Mác 300: 1 XM : 3,5 cát : 6,5 đá : 1,5 nước : 1 phụ gia
8. Vữa xây PCB40 – cát vừa từ 1,5 đến 2:
Mác 75: 1 XM : 12 cát : 2 nước
9. Vữa tô (trát) PCB40 – cát mịn từ 0,7 đến 1,4:
Mác 100: 1 XM : 10,5 cát : 1,5 nước : 1 phụ gia
Trình tự bỏ cốt liệu vào máy trộn như sau:
Bê tông : Cát –> Xi măng (quay 10 vòng) –> Đá –> Nước –> Phụ gia (quay 20 vòng)
Vữa : Cát –> Xi măng (quay 10 vòng) –> Nước –> Phụ gia (quay 20 vòng)

Kệ chuyện phát sinh trong xây nhà

Thân chào tất cả các anh em, bạn đọc trên Internet, Mr.BADI tui hôm nay xin khoe khoang vụ xây nhà mình chút nha.

Chả giấu gì anh em, Mr.BADI tui vừa hoàn thành căn nhà cho mình và dọn vào ở từ ngày 01/4/2011. Mà ngày đó là ngày gì, là ngày "Cá tháng Tư", là ngày nói láo mà, nên bữa đó thiệt tình Mr.BADI tui hổng dám chia sẻ với ai về nhà mới hết, sợ người ta nói mình hổng phải BADI mà là "Ba Phi" thì chết :D

Tui, Mr.BADI, mạnh dạn khoe rằng căn nhà mới xây của tui chỉ phát sinh tổng cộng là 3%. Chỉ có 3% thôi, đây là một con số "trên cả tuyệt vời" mà tui đã cố gắng đạt được. Để có được con số này, Mr.BADI thấy có một số điểm chính như sau:

- Do tự xây nhà mình, nên Mr.BADI tui bỏ thời gian và chất xám nhiều hơn một chút :P

- Trước khi xây nhà, tui đã tìm hiểu hết nhu cầu về việc bố trí phòng ốc, vật dụng từ các thành viên trong nhà và liệt kê thành một danh sách khá chi tiết. Cẩn thận hơn, tui in ra và chuyển cho tất cả thành viên đọc lại, chỗ nào chưa hiểu tui giải thích cặn kẽ hơn và lưu lại làm "bằng chứng trước tòa" hehe.

- Do quy mô nhỏ và đơn giản nên tui tự thiết kế các mặt bằng bố trí phòng ốc, vật dụng và thiết bị điện nước luôn. Kết cấu thì theo các bài tính đơn giản mà bố trí cấu tạo, thêm một ít tăng cường cho an tâm. Trước khi gặp nhà thầu thì hầu như thiết kế đã ổn định 95%.

- Trong quá trình tiếp xúc và làm việc với nhà thầu, tui đã trình bày và chất vấn đến khi thấy nhà thầu hiểu được thiết kế và nhu cầu của gia đình mới thôi. Hầu hết quá trình trao đổi Mr.BADI đều ghi nhận lại, sau đó gởi email cho nhà thầu xác nhận lại các nội dung đã thỏa thuận, gần như một dạng biên bản làm việc, biên bản họp, để có cơ sở mà đối chiếu khi cần thiết.

- Trước khi nhà thầu báo giá thì tui cũng tự tính dự toán toàn bộ chi phí vật tư phần thô, hoàn thiện và thiết bị dựa trên thiết kế đã có. Khi nhà thầu báo giá, tui kiểm tra lại chi phí vật tư, nhân công, chi phí quản lý và lợi nhuận nhà thầu rồi đưa ra một con số mà tui thấy hợp lý, nhà thầu làm có lời. Nhà thầu xem lại thấy được nên tiến hành ký hợp đồng.

- Khi ký hợp đồng, tui nói nhà thầu liệt kê toàn bộ công việc có thực hiện, không thực hiện, có phí và không phí ra hết. Trong hợp đồng còn in toàn bộ danh sách vật liệu sử dụng cả phần thô, hoàn thiện, thiết bị điện nước, kèm theo giá thị trường của từng loại để tính phát sinh khi cần thay đổi.

- Các đợt thanh toán được tui chia như sau: 10% sau khi ký hợp đồng, 10% sau khi xong bê tông móng, đà kiềng, 10% sau khi đổ bê tông sàn lầu 1, 10% sau khi lợp mái, số tiền còn lại tui dựa theo tiến độ hoàn thiện, chia đều thanh toán hàng tuần, sao cho đến khi hoàn thành bàn giao thì thanh toán đến 85% giá trị hợp đồng. Sau khi dặm vá sửa chữa và dọn vào ở tui thanh toán thêm 10% và giữ lại 5% để bảo hành trong 6 tháng.

- Trong khi thi công, tui cố gắng đến công trình mỗi ngày để kiểm tra tiến độ, chất lượng công việc. Ngoài ra, nhắc nhở chủ thầu và các thầu phụ những điểm cần lưu ý sắp thi công, cố gắng không để tình trạng "em lỡ mua hay thực hiện rồi, anh thông cảm dùm em". Các vật tư cần chọn mẫu, tui đều yêu cầu nhà thầu cung cấp trước và xác nhận qua email các thông số cần thiết. Việc dẫn gia đình tham quan các showroom vật tư hoàn thiện như gạch ốp, lát, thiết bị vệ sinh và chọn mẫu cũng được tui thực hiện rất nghiêm túc.

- Khi làm nhà, tui đã yêu cầu, năn nỉ và dọa nạt mọi thành viên phải biết tiết chế "cảm xúc" trước "ma trận" huyền ảo của thế giới vật liệu "tiền nào của đó".

- Cuối cùng, mọi phát sinh như thay đổi loại gạch lát, đá hoa cương, lan can inox... đều được tui thảo luận và xác định giá cụ thể với nhà thầu trước khi thực hiện. Mọi vấn đề phát sinh đều được ghi nhận trong email thay cho sổ nhật ký công trình.

Cuối cùng, sau khi đổ mồ hôi, lăn lộn và chờ đợi thì căn nhà cũng hoàn thành như tôi dự định về mặt thẩm mỹ, chất lượng và chi phí. Nhất là vụ phát sinh 3% làm tui càng củng cố niềm tin về khả năng của mình khi tư vấn xây nhà cho bà con cô bác.

Xin chào và chúc mọi người đầu tuần làm việc thật vui vẻ.

ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG THÁNG 01/2013

1. Cách tính diện tích xây dựng:
a. Phần xây dựng: - Tính 100% diện tích xây dựng.
b. Phần mái tôn, mái ngói và sân (nếu có): - Mái tôn của nhà đúc tính bằng 75% diện tích.
- Mái ngói (bên dưới có đóng trần) tính 100% diện tích.
- Mái ngói (đổ sàn đúc rồi mới làm thêm mái ngói) tính cộng thêm 50% diện tích so với mái ngói lợp thường.
- Mái đúc nghiêng rồi dán ngói cũng tính thêm 50% diện tích.
- Sân có dàn lam bê tông, sắt trang trí (dàn phẹc- pergolas) tính 75% diện tích.
- Sân, ban công có mái che tính 75% diện tích.
- Sân, ban công không có mái che tính 50% diện tích.
- Lô gia tính 100% diện tích.
2. Xây dựng phần thô: - Đào hố móng, thi công móng băng, bè hoặc móng đơn (từ đầu cọc ép trở lên).
- Xây dựng đà kiềng, dầm, cột, sàn bằng bê tông cốt thép tất cả các tầng, sân thượng và mái.
- Đổ cát san nền, đổ bê tông tầng trệt đá 4x6 mác 100 dày 100.
- Xây tô tất cả các tường bao che, tường ngăn, ghen kỹ thuật bằng gạch hoặc bê tông (theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật).
- Đổ bê tông bản cầu thang theo thiết kế và xây bậc thô bằng gạch.
- Lắp đặt hệ thống dây điện, điện thoại, internet, cáp truyền hình âm tường.
- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước âm tường.
- Xây bể tự hoại bằng gạch đinh.
3. Xây dựng phần hoàn thiện: - Các vật tư hoàn thiện sàn, mái: gạch lát nền, đá lát nền, mái di động khung sắt kính, sàn thép, chống thấm sân thượng, ban công, các phòng vệ sinh.
- Ốp gạch, ốp đá trang trí tường, ốp nhôm, vách ngăn gỗ, vách ngăn kính cường lực, nội thất tủ âm tường, trần trang trí, hệ thống cửa, lan can, tay vịn cầu thang.
- Hoàn thiện hệ thống bếp: ốp đá mặt kệ; ốp gạch tường bếp.
- Hệ thống điện: bóng đèn, quạt, máy lạnh, máy nước nóng, công tắc, cầu dao, ổ cắm, rắc cắm các loại.
- Hệ thống cấp thoát nước: bồn nước mái, bồn tắm, bồn cầu, lavabô, vòi tắm gương sen, vòi nước, chậu rửa chén, phễu thu…
- Vệ sinh công trình và bàn giao.
4. Đơn giá xây dựng: - Đơn giá xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thi công. Đặc biệt nhà có diện tích sử dụng (diện tích sàn) dưới 120m2 trong những khu đông đúc, hẻm nhỏ không có mặt bằng thi công phải chuyển vật liệu bằng xe ba gác thì đơn giá sẽ phải tăng thêm 20%.
- Đơn giá xây dựng chỉ chính xác khi đi kèm thiết kế và dự toán chi tiết. Thời điểm hiện nay (tháng 01/2012) có thể tham khảo đơn giá xây dựng (chủng loại vật tư trung bình) như sau:
A. Một số gói xây dựng thô tham khảo
Gói 1 - Đơn giá: 2.700.000 đ/m2 (có móng băng, móng cọc + 400.000 đ/m2­) - Thép Miền Nam.
- Xi măng Nghi Sơn.
- Cát Tân Ba.
- Đá Hóa An.
- Gạch ống tổ hợp.
- Ống cấp thoát nước Thành Công.
- Dây điện Dasaco, ống ruột gà.
Gói 2 - Đơn giá: 2.800.000 đ/m2 (có móng băng, móng cọc + 400.000 đ/m2­) - Thép Miền Nam.
- Xi măng Holcim.
- Cát Tân Ba.
- Đá Hóa An.
- Gạch ống Tuynen Bình Dương.
- Ống cấp thoát nước Đạt Hòa (loại 1).
- Dây điện Dasaco, ống ruột gà.
Gói 3 - Đơn giá: 2.900.000 đ/m2 (có móng băng, móng cọc + 400.000 đ/m2­) - Thép Việt Nhật.
- Xi măng Hà Tiên.
- Cát Tân Ba.
- Đá Hóa An.
- Gạch ống Tuynen Đồng Nai.
- Ống cấp thoát nước Bình Minh.
- Dây điện Cadivi, ống ruột gà.
B. Một số gói xây dựng trọn gói tham khảo
Gói 1 - Đơn giá: 3.900.000 đ/m2 (có móng băng, móng cọc + 400.000 đ/m2) - Thép Miền Nam.
- Xi măng Nghi Sơn.
- Cát Tân Ba.
- Đá Hóa An.
- Gạch ống tổ hợp.
- Gạch nền <= 90.000 đ/m2.
- Gạch ốp tường <= 85.000 đ/m2.
- Gạch len tường <= 4.500 đ/viên.
- Mặt cầu thang, bếp: Đá Tím Mông Cồ.
- Tay vịn cầu thang, lan can cầu thang, lan can mặt tiền: sắt sơn <= 550.000 đ/1m tới.
- Ống cấp thoát nước Thành Công.
- Bồn nước inox Đại Thành 1.000L.
- Máy bơm nước Đài Loan 1,5HP <= 700.000 đ.
- Dây điện Dasaco, ống ruột gà.
- Công tắc + ổ cắm ChengLi.
- Đèn thắp sáng + tăng phô Điện Quang.
- Cửa đi, cửa sổ các loại: sắt, kính 5mm.
- Khóa cửa <= 100.000 đ/bộ.
- Cửa WC: nhựa.
- Sơn nước Expo.
- Bột trét Maxi.
- Sơn dầu Expo.
- Bộ bồn cầu, lavabô, gương soi, vòi sen <= 2.000.000 đ/wc.
Gói 2 - Đơn giá: 4.100.000 đ/m2 (có móng băng, móng cọc + 400.000 đ/m2) - Thép Miền Nam.
- Xi măng Holcim.
- Cát Tân Ba.
- Đá Hóa An.
- Gạch ống Tuynen Bình Dương.
- Gạch nền <= 90.000 đ/m2.
- Gạch ốp tường <= 100.000 đ/m2.
- Gạch len tường <= 5.000 đ/viên.
- Mặt cầu thang, bếp: Đá Thanh Hóa.
- Tay vịn cầu thang, lan can cầu thang, lan can mặt tiền: sắt sơn <= 550.000 đ/1m tới.
- Ống cấp thoát nước Đạt Hòa (loại 1).
- Bồn nước inox Đại Thành 1.000L.
- Máy bơm nước Đài Loan 1,5HP <= 700.000 đ.
- Dây điện Dasaco, ống ruột gà.
- Công tắc + ổ cắm Clipsal.
- Đèn thắp sáng + tăng phô Điện Quang.
- Cửa đi, cửa sổ các loại: nhôm, kính 5mm.
- Khóa cửa <= 150.000 đ/bộ.
- Cửa WC: nhôm.
- Sơn nước Nippon.
- Bột trét Maxi.
- Sơn dầu Expo.
- Bộ bồn cầu, lavabô, gương soi, vòi sen <= 3.000.000 đ/wc.
Gói 3 - Đơn giá: 4.300.000 đ/m2 (có móng băng, móng cọc + 400.000 đ/m2) - Thép Việt Nhật.
- Xi măng Hà Tiên.
- Cát Tân Ba.
- Đá Hóa An.
- Gạch ống Tuynen Đồng Nai.
- Gạch nền <= 120.000 đ/m2.
- Gạch ốp tường <= 120.000 đ/m2.
- Gạch len tường <= 5.000 đ/viên.
- Mặt cầu thang, bếp: Đá hoa cương <= 500.000 đ/m2.
- Tay vịn cầu thang: gỗ căm xe, lan can cầu thang sắt <= 350.000 đ/1 m tới.
- Lan can mặt tiền: sắt sơn <= 550.000 đ/1m tới.
- Ống cấp thoát nước Bình Minh.
- Bồn nước inox Đại Thành 1.000L.
- Máy bơm nước Đài Loan 1,5HP <= 700.000 đ.
- Dây điện Cadivi, ống ruột gà.
- Công tắc + ổ cắm Clipsal.
- Đèn thắp sáng + tăng phô Philip.
- Cửa đi chính, cửa sổ các loại: nhôm, kính 5mm.
- Cửa phòng ngủ: gỗ <= 1.200.000 đ/m2, kính 5mm.
- Khóa cửa <= 150.000 đ/bộ.
- Cửa WC: nhôm, kính 5mm.
- Sơn nước Maxilite.
- Bột trét Joton.
- Sơn dầu Expo.
- Bộ bồn cầu, lavabô, gương soi, vòi sen <= 4.000.000 đ/wc.
C. Phần thiết bị, trang trí nội thất do chủ nhà tự trang bị - Máy lạnh.
- Máy nước nóng.
- Khoan giếng + máy bơm.
- Tủ bếp + phụ kiện.
- Tủ tường.
- Đồ trang trí nội thất, thiết bị giải trí, nghe nhìn.
- Trồng cây cảnh + sỏi trang trí.
- Hồ cá âm tường.
- Đèn chùm, đèn trang trí các loại.
- Cửa cuốn, cửa kéo (bảo vệ).
- Bồn tắm các loại.

Cách tính giá thành khi xây nhà

Khi chuẩn bị xây dựng một căn nhà mới, một vấn đề mà tất cả các chủ nhà và các chủ đầu tư đều quan tâm là giá thành xây dựng.
Việc tính giá thành xây dựng được chia thành 2 bước cụ thể là tính khái toán giá trị xây dựng và tính dự toán chi tiết.
Tính khái toán giá trị xây dựng
Việc tính khái toán giá trị xây dựng dựa vào số liệu thống kê và kinh nghiệm của các nhà thầu xây dựng. Sau nhiều công trình và thực hiện tổng kết chi tiết cuối công trình, nhà thầu có kinh nghiệm sẽ tìm được những hàm số thống kê tương quan giữa giá thành và một biến số nào đó. Thông thường và dễ gặp nhất là mối tương quan giữa diện tích xây dựng và giá trên một đơn vị diện tích. Ví dụ: chúng ta thường nghe nói giá xây dựng nhà ở hiện nay là 2,8 triệu đồng/m 2 .
Như đã trình bày ở trên, việc tính khái toán dựa vào đơn giá/m2 là dựa vào thống kê nên chắc chắn sẽ có nhiều sai số và độ tin cậy phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng mẫu thống kê. Cụ thể là nhà thầu phải có nhiều công trình về hình dáng, chất lượng hoàn thiện về kết cấu, địa chất, địa tầng tương đồng để có được một kết quả thống kê tin cậy. Điều này thật khó trong điều kiện hiện nay, bởi khi các Hiệp hội Xây dựng, Hiệp hội Kiến trúc chưa thể đứng ra tập hợp và phân tích số liệu này thì các nhà thầu đơn lẻ rất khó có được số liệu tin cậy. Thông thường, độ sai lệch của giá trị khái toán tính trên đơn giá xây dựng/m2 hiện nay khá cao, có thể sai số hơn 10% và có trường hợp cá biệt lên đến 50%.
Tham khảo ý kiến của các nhà thầu xây dựng hiện nay trên địa bàn TP.HCM ở các vùng nội thành, đơn giá xây dựng/m2 được tính trung bình từ 2,6 - 3 triệu đồng cho mỗi m2 diện tích xây dựng (lưu ý không bao gồm tường rào, sân vườn và các trang bị nội thất). Diện tích xây dựng này được hiểu là diện tích của tầng trệt, các tầng lầu kể cả ban công. Nếu nhà mái ngói, các nhà thầu xây dựng thường cộng thêm 30 - 50% đơn giá cho phần mái ngói, có nghĩa là cộng thêm từ 780.000 -1.300.000đ cho một m2 mái ngói.
Ví dụ: Xây một ngôi nhà diện tích tầng trệt là 100 m2, xây một trệt hai lầu và mái ngói thì giá trị xây dựng được tính như sau: 100 x 3 x 2.600.000 + 100 x 2.600.000 x 1/3 = 867.000.000đ.
Lưu ý: Đơn giá trên chỉ áp dụng cho các công trình xây dựng trong nội thành. Ở các quận ngoại thành như Nhà Bè, quận 2, quận 9 có cấu tạo địa chất yếu nên đơn giá xây dựng phải tăng lên, cụ thể tăng thêm từ 20 - 30% giá trị xây dựng cho việc gia cố móng. Theo ví dụ trên, nếu ngôi nhà 100m2 được xây ở Nhà Bè thì giá trị khái toán sẽ là 1.156.000.000đ (tức tăng thêm 289 triệu đồng).
Tính dự toán chi tiết
Đây là phương pháp tính chính xác nhất để tính ra giá thành xây dựng. Để lập được một dự toán cho căn nhà chuẩn bị xây, điều tiên quyết là công trình xây dựng dự kiến phải được hoàn tất đầy đủ hồ sơ thiết kế chi tiết, bao gồm hồ sơ khảo sát địa chất, hồ sơ thiết kế kiến trúc, hồ sơ thiết kế kết cấu, hồ sơ thiết kế hệ thống cấp thoát nước, hồ sơ thiết kế hệ thống điện, điện thoại, máy tính, camera bảo vệ… Dựa trên những bản vẽ thiết kế này, các dự toán viên sẽ tính được dự toán chi tiết của công trình xây dựng. Kết quả tính toán của các dự toán viên sẽ cho chúng ta 3 bảng tính toán quan trọng sau:
1. Bảng tiên lượng dự toán: Trong bảng này là khối lượng chính xác của tất cả các công việc, hạng mục phải thực hiện từ lúc khởi công cho đến lúc hoàn tất công trình. Ví dụ: trong công trình sẽ phải xây bao nhiêu m2 tường bằng gạch ống có độ dày 100cm, phải đổ bao nhiêu khối bê tông sàn, cột...
2. Bảng tổng hợp kinh phí vật tư: Bảng này liệt kê chính xác số lượng và đơn giá thị trường của tất cả các chủng loại vật tư sẽ được sử dụng. Ví dụ: phải sử dụng bao nhiêu tấn xi măng, thép, bao nhiêu viên gạch ống, gạch thẻ và giá tiền là bao nhiêu...
3. Bảng tổng hợp kinh phí dự toán: Trong bảng này, dự toán viên sẽ chỉ rõ chi phí cho phần vật liệu, nhân công và các chi phí khác khi xây dựng công trình. Đây là kết quả dự toán cuối cùng có độ chính xác cao, sai số nhỏ hơn 5% cho việc định giá một công trình.
Như vậy, tuỳ vào tính chất quan trọng của công trình, tuỳ vào mức độ chấp nhận rủi ro và sai số, các nhà đầu tư có thể chọn một phương án có độ sai số cao nhưng nhanh chóng, đơn giản (phương pháp tính khái toán) hay chọn cho mình một phương pháp quyết định độ tin cậy (tính dự toán chi tiết).

Đất nào sẽ bị Nhà nước thu hồi?


Thiết kế biệt thự hiện đại hướng Nam













Ảnh minh họa








Tư vấn thiết kế biệt thự 3 tầng hướng Đông Nam


Tư vấn thiết kế
Ý tưởng thiết kế:
Tư vấn thiết kế
Tạo một hành lang trên phần mái của gara – phòng osin - vệ sinh. Hành lang này là không gian mở để kết nối với nhà người anh trai. Cốt của gara – phòng osin - vệ sinh thấp âm xuống so với sân là 0,8m, cốt nền tầng 1 (Phòng khách, bếp ăn) cao hơn sân 0,8m, cốt của hành lang cao hơn cốt tầng 1 là 0,7 m. Cách bố trí này có ưu điểm là các không gian phụ và kỹ thuật (như gara, phòng osin, vệ sinh) được đẩy xuống cốt âm ưu tiên cho các không gian chính của tầng 1 (gồm phòng khách, bếp ăn) được rộng hơn và thoáng hơn.
Từ phòng khách và phòng bếp ăn có thể phóng tầm nhìn ra phía sân trước nhà hoặc có thể nhìn ra phần tiểu cảnh sân vườn chung ở phía sau nhà. Ngoài ra việc đẩy các không gian phụ (gara, osin, vệ sinh) xuống cốt âm còn tạo được một hành lang (chính là mái của gara, phòng osin, vệ sinh) có thể đi lại, vui chơi cho trẻ em, hội họp đông người…
Tư vấn thiết kế
Ngoài ra, mặt tiền phía sau được thiết kế trang trí đẹp vì mặt tiền này tuy là mặt tiền phía sau nhưng lại có một khoảng sân vườn rộng để có thể ngắm nhìn, vui chơi, thư giãn
Phân tích chung về Phong thủy:
Chủ nhà Nam, sinh năm 1985, Ất Sửu, Ngũ hành năm sinh Hải Trung Kim (mệnh Kim), cung Càn.
Bốn vùng tốt: Tốt nhất : Sinh khí Tây
Tốt thứ hai: Thiên y Đông bắc
Tốt thứ ba: Phúc Tây Nam
Tốt thứ tư: Phục vị Tây Bắc
Bốn vùng xấu: Xấu nhất : Tuyệt thể Nam
Xấu thứ hai: Ngũ quỷ (nhưng lại là chỗ tốt để đặt bàn thờ)Đông
Xấu thứ ba: Lục sát Bắc
Xấu thứ tư: Hoạ hại Đông Nam
Các vấn đề cần lưu ý:
- Hướng mở cửa ra vào: Tốt nhất là theo vạch chỉ dẫn trên thước Bát quái (vạch chỉ đậm ở hình trên), nếu không thể mở được cửa theo hướng đó thì chuyển hướng ra các cung tốt khác theo thứ tự ưu tiên sau: 1.Sinh khí; 2.Thiên y; 3.Phúc; 4.Phục vị.
- Bàn thờ của gia chủ thường được đặt ở diện tích của vùng Ngũ quỷ
- Các phòng vệ sinh, bếp, kho phụ tốt nhất nên đặt ở ba cung xấu (theo thứ tự ưu tiên là Tuyệt mạng -> Lục sát
-> Hoạ hại ).
- Bếp để ở vùng càng xấu càng tốt (dĩ độc trị độc) nhưng hướng bếp nên hướng về các cung tốt (hướng về cung Sinh khí cầu con, hướng về cung Thiên y mong chữa bệnh khỏi bệnh, hướng về cung Phúc càng tốt cho tuổi thọ, hướng về cung Phục vị mong thành đạt).
- Các cửa quan trọng thì kích thước thông thuỷ cần theo Phong thuỷ (Thước Lỗ Ban):
Một số điều lưu ý để tránh (nếu điều kiện cho phép):
- Tâm nhà là nơi ngưng tụ sinh khí tài vượng không nên bố trí cầu thang, bể phốt, bể nước, vệ sinh, kho hoặc đặt vật nặng ở vị trí này.
- Tránh đặt vệ sinh trên bếp ăn hoặc bàn thờ. Bể phốt không nên đặt dưới bếp. Tránh đặt bàn thờ trên bếp nấu.
- Hướng Cửa chính và cửa sau không nên nằm trên cùng một trục, đặc biệt cổng - cửa chính - cửa sau tránh nằm trên một trục (thoát tài).
- Cửa chính tránh để có con đường đâm thẳng vào.
- Vị trí bể cảnh: Đặt ở vị trí thông thoáng, mỹ quan, tránh đặt ở phòng Khách, gần bàn thờ, gần bếp, Bể hình chữ nhật hoặc hình tròn là tốt nhất, không để thấp hơn đầu gối và không đặt cao hơn tầm ngực).
Giải pháp kiến trúc cụ thể:
Tầng 1:
tư vấn kiến trúc
Phòng khách hướng Đông Bắc (Thiên Y – tốt sức khỏe). Phòng ăn ở vùng Tây và Tây nam (vùng Sinh khí và Phúc Đức). Bếp đặt ở vùng phía Nam (tuyệt thể) theo nguyên lý “dĩ độc trị độc”, hướng bếp quay về phía Tây Bắc (Phục vị - cung tốt).
Từ mặt tiền phía trước có 2 lối tiếp cận ngôi nhà: Cửa gara và cổng chính. Vào cổng chính gặp khoảng sân nhỏ trước nhà khoảng 12m2 đây là nơi có thể để xe máy mà không cần mở cửa gara. Từ sân trước bước theo tam cấp 5 bậc sẽ lên sảnh chính, tam cấp được thiết kế chuyển hướng để giảm sự tiếp cận trực diện và “đường đột” với phòng khách – đây cũng là giải pháp mà các công trình nhà ở có sân trước rộng thường áp dụng để tăng tính hấp dẫn cho ngôi nhà. Tiếp theo là không gian liên hoàn giữa phòng khách và phòng ăn. Cầu thang chính một tuyến áp sát với tường biên có ưu điểm là tạo được không gian gọn, giấu được gầm thang, chỉ lộ một phần cầu thang, phần còn lại được xây tường kết hợp nan gỗ trang trí, đặt kệ tivi…Phòng bếp ăn có các cửa sổ lớn, bậu thấp để có thể ngắm nhìn được sân vườn tiểu cảnh phía sau với đồi cỏ địa hình, dải đi lại bằng đá xen lẫn cỏ xanh, các khóm hoa, cây cảnh được kết hợp với những tảng đá lớn nhỏ… đây là mô thức tiểu cảnh sân vườn đi theo phong cách hiện đại Châu Âu.
tư vấn kiến trúc
Từ phòng khách có cầu thang phụ 9 bậc để đi xuống gara, vệ sinh và phòng người giúp việc. Mái của gara là một hành lang rộng khoảng 3m kéo dài suốt chiều dài nhà. Từ sảnh chính bước 5 bậc lên được hành lang này, cuối hành lang là thang xuống khu vực sân vườn phía sau. Giải pháp sử dụng mái gara làm hành lang kết nối chính là một yếu tố tạo nên sự độc đáo của ngôi nhà, từ cổng vào có thể nhận thấy sự đa dạng của các không gian có các cao độ cao thấp khác nhau
Tầng 2:
tư vấn kiến trúc
Với 3 phòng ngủ có vệ sinh - tắm đứng khép kín, quy mô diện tích trung bình 18 – 20m2, được thiết kế theo phong cách hiện đại có tủ âm tường. Sàn ốp gỗ công nghiệp hoặc gạch granit theo sở thích, trần thạch giật cấp đặt đèn dowlight âm trần kết hợp đèn hắt trang trí, các diện tường tùy vị trí có thể làm các hốc âm - ốp gỗ hoặc giấy dá tường, trung tâm hốc âm có thể treo tranh hoặc đặt tivi tùy vị trí và nhu cầu. Phía trước và phía sau có ban công chạy dài theo mặt tiền, được thiết kế chạy theo tuyến chéo tạo sự mới lạ cho mặt tiền.
Tầng 3:
tư vấn kiến trúc
Tầng 3 gồm phòng thờ ở phía trước có ban công riêng để trang trí đặt chậu cảnh hoặc làm vườn khô (phòng thờ được đặt ở phía Đông – vùng Ngũ Quỷ, đây là vùng đặt bàn thờ tốt nhất). Một phòng chung là không gian đa năng có thể là nơi tập thể dục thể thao, đọc sách hoặc trang trí theo sở thích cá nhân. Có một phòng ngủ khép kín và một phòng tắm vip, phòng tắm này được thiết kế với đầy đủ tiện nghi nhà tắm hiện đại gồm tắm nằm, tắm đứng, xông khô, xông ướt… Phòng tắm vip này có riêng một khoảng tiểu cảnh vườn khô có thể trang trí đẹp với thảm cỏ nhật tạo địa hình lồi lõm, khóm bụi cây hoa nhỏ, những viên đá cuội thô xen với sỏi Nhật trắng, những chum nước, kết hợp với ánh sáng từ đèn chiếu tạo nên không gian phòng tắm sang trọng - hiện đại – cuốn hút.
Phối cảnh hình thức kiến trúc công trình:
Phối cảnh mặt trang trí trước:
tư vấn kiến trúc
Phối cảnh mặt trang trí sau:
tư vấn kiến trúc
Chúc anh có một ngôi nhà như ý!