Chọn gối cho phòng ngủ | ||
Nói đến gối, có người thích gối mềm, số khác lại thích gối cứng cáp hơn. Có người coi chiếc gối là chỗ dựa, chống đỡ cho cổ. | ||
Bảo quản gối- Giũ nhẹ từng chiếc gối khi bạn dọn giường ngủ mỗi ngày. - Để bảo vệ gối khỏi những vết bẩn, hãy bọc chúng lại và giặt bằng máy không làm hư vải cũng như khoá kéo chiếc gối. Giặt gối mỗi tháng một lần. Lưu ý không để khoá kéo của chiếc gối ở gần mặt của bạn khi nằm - Đừng ném gối xuống sàn nhà; hãy để chúng trên ghế sofa hoặc ghế dài để giữ chúng luôn sạch sẽ. - Dù được làm bằng chất liệu thiên nhiên hay vật liệu tổng hợp (thường là polyester), hầu hết các loại gối đều cần được giặt sạch, ba tháng hoặc sáu tháng một lần để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn và những vết dơ. Bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn hiệu của sản phẩm trước khi làm sạch chúng. - Với những chiếc gối không cần giặt sạch (gối được làm từ len, tơ...) có thể làm sạch bằng các dung dịch giặt tẩy nhẹ (cẩn thận không để thấm vào vật liệu) và phơi nắng 2-3 lần mỗi năm. Lựa chọn gốiBạn không thể chỉ dùng một chiếc gối trong suốt cuộc đời mình. Khi chiếc gối đã không còn giữ được nguyên hình dáng ban đầu, nó trở nên bằng phẳng, bị đổi màu hay ruột gối không còn mềm mại nữa, đây là lúc bạn cần thay gối mới. Lựa chọn gối với hình dạng thích hợp để cổ và cột sống bạn có được sự hỗ trợ tốt nhất khi nằm ngủ. Bạn hãy lựa chọn độ dày và độ cứng của gối sao cho phù hợp: - Nếu bạn có thói quen nằm ngửa khi ngủ, hãy lựa chọn một chiếc gối có độ mềm trung bình, gối thấp hoặc vừa. Có thể hơi lõm phần giữa để đầu của bạn được nâng đỡ ở mức vừa phải khi nằm. Chiếc gối quá thấp hoặc quá cao sẽ khiển cổ của bạn bị thẳng so với cột sống, gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Ruột gối nên chọn chất liệu là lông hoặc tơ. - Nếu bạn nằm ngủ nghiêng một bên thì hãy chọn một chiếc gối có độ mềm trung bình và độ dày từ trung bình trở lên để giữ vị trí cổ ổn định và thoải mái. Không nên chọn gối thấp. Nó sẽ khiến cổ bạn không giữ được vị trí cân bằng và khó có được một giấc ngủ sâu. - Nếu thường nằm sấp, bạn hãy chọn chiếc gối thật mềm để đầu bạn có thể lún xuống khi nằm trên gối và giảm căng thẳng cho cổ. Bạn cũng có thể chọn một chiếc gối thật mỏng hoặc nằm trên nệm mà không cần gối. Chọn chiếc gối quá cao sẽ khiến cổ bạn bị bẻ cong rất khó chịu. - Nếu bạn thường có giấc ngủ không sâu và hay thay đổi tư thế ngủ nhiều lần trong một đêm, hãy để nhiều chiếc gối khác nhau trên giường để tiện thay đổi. Những chiếc gối chất lượng thường cần có các góc gối vuông vức, gọn gàng, được nhồi bông dày và đều. Chọn những chiếc gối được sản xuất bằng vật liệu cotton hoặc tơ có số đường chỉ đều. Cạnh của gối phải thẳng và đường may chắc chắn. Chiếc gối phải đầy đặn, không mấp mô hoặc nhồi ruột không đều. Kiểm tra nhãn hiệu sản phẩm trước khi mua và cần đảm bảo rằng bạn sẽ dễ dàng bảo quản chúng. Chất liệu ruột gốiBên cạnh kích thước, một chiếc gối còn được phân biệt bằng chất liệu ruột gối. Chất liệu ruột gối rất đa dạng, từ các chất liệu tự nhiên đến các loại sợi nhân tạo... Mỗi chất liệu có những ưu điểm và nhược điểm riêng, hãy lựa chọn phụ thuộc vào tính cách của người sử dụng, giá cả và cách bảo quản. Và lưu ý khi lựa chọn để tránh trường hợp có thành viên nào trong gia đình bạn bị dị ứng với các chất liệu làm ruột gối. - Lông tơ: thường là lông vịt hoặc ngỗng. Hầu hết lông tơ có bán ở hầu hết các chợ nhưng loại chất lượng nhất là lông tơ của Châu Âu hoặc Canada (loại lông cực kỳ tốt của loài vịt biển). Một chiếc gối chất lượng tốt thì chất liệu của ruột gối sẽ được xem xét rất cẩn thận, tỉ mỉ, sạch sẽ nhằm giảm bớt và loại trừ các trường hợp xấu có thể xảy ra. Những chiếc gối này thường rất đắt tiền nhưng chất lượng sẽ rất tương xứng với giá của chúng. Hầu hết các gối làm từ lông tơ đều có thể giặt khô, không nên giặt bằng máy. - Lông tổng hợp: chủ yếu được làm từ polyester với những công thức sản xuất riêng của từng nhà sản xuất và cách tốt nhất để biết chất lượng của chúng là giá cả. Lông tổng hợp tốt nhất hiện nay là slickened với thành phần là sợi đan, tạo cho người sử dụng cảm giác mềm mại và có sự đàn hồi trở lại khi bị nén. Loại gối từ tơ tổng hợp có thể giặt bằng máy. - Lông vũ: gối có ruột lông vũ sẽ cứng cáp hơn so với gối ruột lông tơ nhưng giá sẽ đắt hơn. Hãy tím nhãn hiệu có ghi “micro feather” hoặc “euro feather”. Vỏ bọc có chất lượng tốt sẽ giữ lông vũ không bị rơi ra. Hầu hết các loại gối với chất liệu lông vũ đều có thể giặt khô. - Cotton: hoàn toàn tự nhiên, các sợi không gây dị ứng, đồng thời cho phép không khí lưu thông và giặt sấy dễ dàng (giặt nhanh khô, không có mùi mốc). Mặc dù cotton không có nhiều tính đàn hồi nhưng lại rất mềm và sẽ càng mềm hơn nếu được sử dụng nhiều. - Len: một loại sợi tự nhiên khác cũng cho phép không khí lưu thông. Len thường dùng cho gối có độ dày trung bình. Ruột gối len không thể giặt nên phải phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời ít nhất một năm hai lần. - Kết hợp lông tơ và lông vũ: kết hợp theo tỷ lệ 50:50 hoặc 80:20 sẽ thay đổi độ mềm và giá cả của chiếc gối. Nếu trên nhãn ghi là “lông vũ và lông tơ” có nghĩa là lông tơ nhiều hơn lông vũ và ngược lại. Hầu hết các gối với chất liệu từ lông vũ và lông thú đều có thể giặt khô. - Tơ: một chất liệu rất nhẹ và cách điện, nếu dùng làm ruột gối sẽ có một chiếc gối với độ mềm trung bình. Gối có ruột tơ không thể giặt, hãy phơi chúng dưới nắng mặt trời ít nhất hai lần mỗi năm. - Lúa mạch: đây là cách làm ruột gối ở Nhật Bản, rất tốt cho đầu và cổ của bạn vì nó thay đổi linh động, rất phù hợp với cấu tạo xương cổ, giúp lưu thông máu lên não. Loại ruột gối này được làm từ vỏ lúa mạch, chúng sẽ di chuyển tự do trong vỏ gối. Ở Việt Nam thường sử dụng vỏ đậu xanh làm ruột gối, cũng có tác dụng tương tự như vỏ lúa mạch. Đây là những sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, ít gây kích ứng da và không mùi. Loại ruột gối này không thể giặt, chỉ nên phơi chúng dưới nắng ít nhất mỗi năm hai lần. |
Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013
Chọn gối cho phòng ngủ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét